23
Nov
Tiểu đường tuýp 2 là một bệnh mạn tính nguy hiểm. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài, do khiếm khuyết về sự bài tiết cũng như tác động của insulin. Glucose máu cao kéo dài gây nên những rối loạn chuyển hoá carbonhyrat, protein và lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim mạch, thận, mắt, thần kinh, …
Người mắc tiểu đường tuýp 2 nếu không kiểm soát đường huyết tốt có thể gây các biến chứng nguy hiểm sau:
- Biến chứng cấp tính
Hạ đường huyết: người bị tiểu đường thường được khuyên nên hạn chế ăn các thức ăn ít đường, luyện tập thể dục. Tuy nhiên, chế độ ăn uống kiêng khem quá mức, tập luyện quá sức đồng thời vẫn uống thuốc có thể xuất hiện tình trạng hạ đường huyết. Dấu hiệu thường thấy là chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, hồi hộp đánh trống ngực. Nếu không được điều trị kịp thời có thể hôn mê, thậm chí tử vong. Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường.
Tăng áp lực thẩm thấu: xảy ra khi tình trạng đường huyết tăng quá cao, làm tăng áp lực thẩm thấu dẫn đến mất nước tế bào gây rối loạn chức năng các cơ quan, có thể gây hôn mê, tử vong.
Xem thêm:
- Biến chứng mạn tính
Đường máu tăng cao kéo dài gây nên biến chứng trên nhiều cơ quan với biểu hiện từ từ. Khi các biến chứng này biểu hiện thấy rõ cũng tức là bệnh đã tiến triển nặng
Biến chứng tim mạch: Đường huyết tăng cao làm cho các mạch máu xơ cứng, dễ bị tổn thương, dễ bị xơ vữa mạch. Tuỳ từng vị trí mạch máu tổn thương mà có thể gây nên các biến chứng khác như: tại mắt gây giảm thị lực dẫn đến mù loà, tại thận dẫn đến suy thận, tăng huyết áp, , tổn thương động mạc ở chi sẽ dẫn đến biểu hiện viêm tắc động mạch chi, hoại tử đầu chi, tổn thương động mạch vành sẽ dẫn đến đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu não sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não có thể dẫn đến tử vong.
Biến chứng của bệnh tiểu đường
Biến chứng trên thận: tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận là nguyên nhân chính dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Việc kiểm soát huyết áp và mức đường máu làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.
Biến chứng thần kinh: là biến chứng phổ biến và thường xuất hiện khá sớm, có biểu hiện chân tay tê bì, mất hoặc rối loạn cảm giác. Tổn thương dây thần kinh sọ có thể gây sụt mí, lác trong, liệt mặt. Tổn thương dây thần kinh thực vật có thể gây nhồi máu cơ tim, liệt bàng quang, liệt dương, rối loạn tiêu hoá,
Biến chứng trên mắt: việc tổn thương mạch máu và thần kinh mắt có thể gây nên một số bệnh về mắt, làm giảm thị lực, có thể gây mù loà.
Nguy cơ nhiễm trùng: đường máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, cơ thể rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như sinh dục, tiết niệu, vết thương lâu lành.
Tiểu đường là bệnh mạn tính, chưa có phương pháp chữa khỏi. Các biến chứng của tiểu đường thường không đơn độc. Người bệnh có thể mắc một lúc nhiều biến chứng khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Việc kiểm soát đường máu đóng vai trò quan trọng trong tiến triển bệnh, giúp bệnh nhân sống khoẻ, hạn chế biến chứng. Người mắc tiểu đường cần có biện pháp kiểm soát cân nặng, tăng cường vận động thể lực và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nên bổ sung các thực phẩm có tác dụng điều hoà đường huyết như nấm Chaga, mướp đắng rừng để hỗ trợ điều trị, ổn định đường huyết, tránh các biến chứng xảy ra.
Xem thêm:
Tài liệu tham khảo:
- Bệnh học nội khoa, Đại học Y Hà Nội, tập II
- https://tinyurl.com/wyy2lja
- https://tinyurl.com/rzxre2u
- https://tinyurl.com/uvbbaqv
- https://tinyurl.com/rmoepu8
- https://tinyurl.com/uuvh82x