fbpx
  • My Account
    • My Account
    • Login / Register

Love Garden

Love Garden

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điểm tin
  • Sản phẩm+
    • Thực phẩm tự nhiên
    • Thực phẩm chức năng
  • Phản hồi+
    • Y Xuân
    • Kidsmune Plus
    • BabyCillus
    • Koaru
    • Bảo Mệnh Khang
    • SuperBros
    • Xạ Can
    • GENECEL
    • Khách hàng chia sẻ
  • Kiến thức+
    • Lợi khuẩn với sức khoẻ
    • Mắt
    • Hô hấp
    • Miễn dịch
    • Tiêu hoá
    • Gan
    • Dạ dày
    • Nội tiết nữ
    • Tiểu đường
    • Cân bằng dinh dưỡng
    • Những điều cần biết
  • Khuyến mãi
  • Liên hệ

19

Nov

Gan – Cơ quan đa chức năng của cơ thể
admin
Gan, Kiến thức
0 Comment
Gan

Gan– Cơ quan đa chức năng của cơ thể

Gan là một tạng đặc, có màu đỏ sẫm, nằm ở hạ sườn phải. Với khối lượng từ 1,4 đến 1,6 kg, gan trở thành tạng lớn nhất cơ thể, đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng. 

Gan là trung tâm chuyển hoá của cơ thể

Đảm nhiệm vai trò nhà máy năng lượng, gan làm việc không ngừng nghỉ để chuyển hoá các chất đưa vào cơ thể qua tất cả các con đường: ăn, uống, hít thở và tiếp xúc qua da. Trong đó gan chuyển hoá mạnh nhất là glucid, lipid và protein phục vụ nhu cầu sống cơ bản của cơ thể

  • Chuyển hoá glucid: Glucid cung cấp 2/3 năng lượng cho cơ thể. Các nguyên liệu đầu vào đa dạng như các loại tinh bột trong ngũ cố, đường trong hoa quả, mật ong, sữa,… khi vào tới đường tiêu hoá, được phân cắt, hấp thu và theo tĩnh mạch cửa về gan. Chuyển hoá glucid tại gan thông qua qua trình tổng hợp glycogen dự trữ và phân giải glycogen cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Chuyển hoá lipid: các acid béo sau khi về gan phần lớn được tổng hợp thành triglycerid, phospholipid, cholesterol este. Từ các chất này, gan tổng hợp tạo lipoprotein, đưa vào máu để vận chuyển đến khắp các tổ chức trong cơ thể.
  • Chuyển hoá protein: gan chuyển hoá và dự trữ các protein trong cơ thể chúng ta dưới dạng nhiều protein enzym và một số protein chức năng. Các protein này khi cần sẽ được phân giải để thực hiện vai trò của mình.

Gan là tổng kho dự trữ của cơ thể

Dự trữ máu: Có thể bạn chưa biết, ngoài lách ra, gan cũng là một kho chứa máu khổng lỗ của cơ thể. Lượng máu chứa trong gan khá lớn, khoảng 600 – 700ml. Khi áp suất tĩnh mạch tăng lên ( sau bữa ăn, truyền dịch, uống nhiều nước,..) gan có thể phình ra, chưa thêm khoảng 200 – 400 ml. Ngược lại, khi thể tích máu giảm hoặc khi hoạt động, gan sẽ co lại đưa một lượng máu vào hệ tuần hoàn.

Dự trữ glucose, protein: không chỉ nguồn cung cấp glucose khổng lồ dưới dạng glycogen, góp phần quan trọng trong việc điều hoà đường huyết mà gan còn là nguồn dự trữ protein cho cơ thể.

Dự trữ các vitamin: Gan vừa có tác dụng làm tăng hấp thu các vitamin vừa là nơi dự trữ các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K, và các vitamin tan trong nước như B12. Lượng dự trữ ấy đủ để cơ thể chúng ta dùng trong 1 đến 2 năm.

Dự trữ sắt: lượng sắt dự trữ trong gan đến từ thức ăn hoặc từ sự thoái hoá Hemoglobin. Sắt được dự trữ dưới dạng feritin. Khi cần, gan sẽ đưa sắt đến cơ quan tạo máu nhờ một loại protein vận chuyển sắt là tranferin do gan sản xuất ra.

  • Chức năng tạo mật

Mật là sản phẩm bài tiết của gan, được chứa trong túi mật, đóng vai trò chính trong việc nhũ hoá lipid thức ăn, từ đó giúp cho việc tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn. Ở những người mắc các bệnh lý về gan mật thường có triệu chứng chán ăn và sợ mỡ chính là do nguyên nhân này

  • Chức năng chống độc

Gan vừa là hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố độc xâm nhập qua đường tiêu hoá, đồng thời làm giảm và thải trừ độc tính các chất chuyển hoá trong cơ thể. Cơ chế chống độc của gan do cả tế bào Kupffer và tế bào gan đảm nhiệm.

  • Tế bào Kuffer: hệ thống tế bào Kupffer nằm rải rác giữa các tiểu thuỳ gan như hàng rào chắn, không chỉ thực bào các vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hoá mà còn tiêu huỷ các hồng cầu già và vỡ.
  • Các tế bào gan chống độc bằng hai cơ chế: Oxy hoá khử để biến các chất độc thành các chất không độc hoặc liên hợp các chất độc tạo thành các phức hợp không độc dễ đào thải ra ngoài. 

Xem thêm:

  • Ung thư gan nguyên phát và nguyên nhân gây bệnh 

Bên cạnh các chức năng trên, gan còn tham gia vào điều tiết hormon, cụ thể là Angiotensinogen. Hormon này làm tăng huyết áp bằng cách thu hẹp mao mạch khi nhận được các cảnh báo từ thận.

Như vậy có thể nói rằng: không một cơ quan nào trong cơ thể đảm nhiệm nhiều chức vụ như gan. Do đó, bất kể một hoạt động nào của cơ thể xảy ra bất thường đều sẽ gây ảnh hưởng lên gan. Chưa kể đến việc môi trường ngày một ô nhiễm, nước bẩn, thực phẩm bẩn, không khí bẩn,… tất cả đều làm tăng thêm gánh nặng lên gan. Vì vậy, khi có bất cứ một dấu hiệu nào biểu hiện chức năng gan suy yếu như: chán ăn, gầy sút cân, mẩn ngứa, vàng da,… bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám  và điều trị kịp thời, không nên tự ý dùng thuốc, tránh gây thêm gánh nặng lên gan. Ngay cả khi lá gan chưa có biểu hiện gì bất thường, chúng ta cũng nên bảo vệ nó trước khi nó lên tiếng kêu cứu.

Xem thêm:

  • Bảo mệnh khang, tăng cường đề kháng và giải độc gan

 

Share

Mục lục

  • Điểm tin
  • Kiến thức
    • Dạ dày
    • Gan
    • Hô hấp
    • Lợi khuẩn với sức khoẻ
    • Mắt
    • Miễn dịch
    • Những điều cần biết
    • Nội tiết
    • Nội tiết nữ
    • Tiểu đường
    • Tiêu hoá
  • Phản hồi
    • Khách hàng chia sẻ

Bài viết xem nhiều nhất

  • Kiến thức, Nội tiết nữ Vai trò của các hormon sinh dục trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Kiến thức, Nội tiết nữ Tinh chất mầm đậu nành Isoflavon liệu có thật sự ảnh hưởng đến các khối u ?
  • Kiến thức, Tiêu hoá Sức khỏe hệ tiêu hóa
  • Kiến thức, Nội tiết nữ Bài thuốc tứ vật thang – bí quyết ngàn đời gìn giữ nhan sắc phái đẹp
  • Gan, Kiến thức Lạm dụng thuốc tây – Không chết vì bệnh mà chết vì thuốc

Liên hệ với Love Garden để nhận tư vấn nhanh nhất

 

Fanpage: Love Garden

Điện thoại: 0985629131

Email: Info@lovegarden.net.vn

Công ty TNHH Sinh Học và Thực Phẩm CNC LG 

Địa chỉ: Số 9 Lô A, Tổ 100 Hoàng Cầu, P Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa. TP Hà Nội.

Văn Phòng: Tầng 1&9 Cung Trí Thức TP Hà Nội, Số 1 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy.