19
Nov
Lạm dụng thuốc tây – Không chết vì bệnh mà chết vì thuốc
Không thể phủ nhận sự ra đời của các thuốc hoá tây (thuốc hoá dược) đem lại bước nhảy vọt cho nền y học hiện đại. Những căn bệnh mà trong các thế kỷ trước con người phải bó tay, coi là bệnh nan y thì giờ đây đã trở nên dễ dàng hơn, chúng ta có thể chung sống hoà bình với chúng thậm chí là điều trị tận gốc. Tuy nhiên, có lẽ vì sự lầm tưởng tác dụng thần thánh của thuốc tây mà không ít người có thói quen sử dụng chúng một cách vô tội vạ, chưa bị bệnh cũng “uống cho chắc”, bị bệnh rồi thì “uống ít thuốc vậy thì sao mà khỏi”. Chính bởi vậy mà số người mắc suy gan ngày một tăng cao. Lá gan của chúng ta hoạt động diệu kỳ vô cùng, không phải tự nhiên mà nó có thể “suy” nhanh chóng như vậy được đâu. Nguyên nhân rất đơn giản thôi, GAN SUY DO THUỐC.
Xem thêm:
Đầu tiên là phải nói về đường đi của thuốc khi vào cơ thể. Với các thuốc dùng qua đường uống, sau khi thuốc vào tới hệ tiêu hoá sẽ được hấp thu, qua tĩnh mạch cửa về gan. Vì thuốc là các yếu tố ngoại lai, không có sẵn trong cơ thể nên gan coi chúng là chất độc và luôn muốn biến đổi chúng về dạng ít độc, tan trong nước để đào thải ra ngoài. Vì vậy các thuốc sẽ được chuyển hoá bước một qua gan rồi mới đi vào hệ tuần hoàn, tới vị trí tác dụng. Sau đó, lại theo theo dòng máu về gan để biến đổi rồi đào thải ra ngoài. Với các thuốc không dùng qua đường uống như tiêm truyền, hít, đặt, ngoài da,.. thuốc được hấp thu thẳng vào máu đến vị trí tác dụng song vẫn về gan để chuyển hoá và đào thải ra ngoài. Như vậy, dù được dùng theo con đường nào thì thuốc vẫn sẽ ít nhiều chuyển hoá qua gan, khiến gan phải hoạt động nhiều hơn nên “mệt”. Chưa kể đến một số thuốc còn gây độc trực tiếp lên gan, phá huỷ các tế bào gan.
Đó là chưa kể đến việc kết hợp nhiều loại thuốc cùng một lúc. Bạn có biết rằng: enzym chuyển hoá thuốc ở gan có thể bị ức chế (làm cho mất tác dụng) hoặc cảm ứng (làm cho tăng tác dụng) bởi thuốc dùng chung. Thuốc này có thể ức chế hoặc cảm ứng enzym chuyển hoá thuốc kia, khiến nồng độ thuốc kia tăng cao gây độc cho gan và cơ thể hoặc giảm xuống gây mất tác dụng. Vì vậy, khi phối hợp nhiều loại thuốc với nhau cần hết sức thận trọng, cân nhắc liều lượng hợp lý để tránh gây hại cho cơ thể. Đặc biệt với người bị suy giảm chức năng gan, chuyển hoá các thuốc bị suy giảm nhiều hơn nữa, điều đó có thể dẫn tới gia tăng nồng độ các thuốc trong máu gây độc cho gan nói riêng và cơ thể nói chung.
Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể dẫn tới tình trạng nhiễm độc gan với các triệu chứng cấp tính như: vàng da, mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn chức năng gan dẫn đến các biến chứng như:
- Biến chứng phù não: do quá tải dịch, tạo áp lực lớn trong não người bệnh
- Biến chứng chảy máu: gan bị suy yếu không thể tạo ra đủ các yếu tố đông máu, làm chảy máu và rối loạn quá trình đông máu.
- Biến chứng suy thận: thường xảy ra sau khi người bệnh bị suy gan, đặc biệt là bệnh nhân suy gan do dùng quá liều paracetamol.
- Biến chứng nhiễm trùng: những bệnh nhân suy gan cấp nặng rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hoá.
Ngoài những biểu hiện cấp tính trên, nhiễm độc gan do thuốc còn có thể tiến triển từ từ, phá huỷ dần các tế bào gan, gây xơ hoá, có thể dẫn đến ung thư. Các triệu chứng này thường không rõ ràng. Khi các dấu hiệu lâm sàng rõ ràng thì bệnh đã tiến triển ở mức khó kiểm soát.
Xem thêm:
Vì lá gan của chúng ta không chỉ có duy nhất một chức năng giải độc nên một khi gan đã bị suy yếu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng khác, gây ra một loạt các rối loạn toàn thân. Do đó, hãy bảo vệ lá gan trước khi chúng lên tiếng kêu cứu bằng cách sử dụng các loại dược liệu quý như Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch thược, Linh chi, Sâm mỹ, Bán chi liên, Thiên hoa phấn kết hợp với Immune GammaZ để vừa tăng cường sức đề kháng của cơ thể vừa giải độc gan.
Xem thêm:
Tài liệu tham khảo
- Bài giảng bệnh học nội khoa, Đại học Y Hà Nội, tập II.
- https://tinyurl.com/w79ezmg
- https://tinyurl.com/uczsr8r
- https://tinyurl.com/v29lu8h