22
Nov
Chu kỳ kinh nguyệt là yếu tố quan trọng trong sinh lý phụ nữ, phản ánh một phần sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ. Trong đó, sự thay đổi nồng độ các hormon là yếu tố quyết định dẫn đến hiện tượng chảy máu kinh nguyệt
- Các Hormon sinh dục trong chu kỳ kinh nguyệt
Các hormon góp mặt vào chu kỳ kinh nguyệt bao gồm: FSH, LH, Estrogen và Progesteron. Trong đó:
- FSH kích thích sự phát triển của các nang trứng và và khởi đầu cho việc bài tiết Estrogen của nang trứng.
- LH kích thích nang trứng phát triển thêm, tăng cường bài tiết Estrogen, điều khiển quá trình rụng trứng, tạo thành hoàng thể và kích thích bài tiết Progesteron và Estrogen.
- Estrogen và Progesteron làm dày niêm mạc tử cung, ức chế FSH và LH ở nồng độ cao. Ngoài ra, Estrogen còn kích thích sản xuất FSH và LH trước rụng trứng.
Xem thêm:
- Các giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt
Trong chu kỳ kinh nguyệt diễn ra hai qua trình biến đổi song song ở trứng và tử cung. Tại buồng trứng diễn ra quá trình phát triển và thoái hoá các noãn bào, trong khi ở tử cung diễn ra sự thay đổi lớp nội mạc tử cung.
Giai đoạn tăng sinh
- Nồng độ FSH và LH tăng dần, trong đó FSH tăng nhiều hơn
- Trên buồng trứng: dưới tác dụng của FSH và LH, 6-12 nang trứng phát triển à bài tiết Estrogen, Progesteron mà chủ yếu là Estrogen. Nồng độ Estrogen tăng dần trong máu
- Trên tử cung: dưới tác dụng của Estrogen, lớp niêm mạc tử cung phát triển trở nên dày hơn, các tuyến và mạch máu cũng phát triển
Cuối giai đoạn này, nồng độ Estrrogen tăng cao kích thích tuyến yên tăng tiết FSH và LH. Dưới tác dụng của LH, nang trứng bắt đầu bài tiết Progesteron, gây phóng noãn, kết thúc quá trình tăng sinh.
Hình 1: Chu kỳ kinh nguyệt
Giai đoạn chế tiết
- Tuyến yên vẫn bài tiết FSH và LH, trong đó nồng độ LH tăng cao hơn
- Trên buồng trứng: dưới tác dụng của LH, hoàng thể được thành lập, tăng tiết Progesteron và một phần Estrogen.
- Trên tử cung: dưới tác dụng của Progesteron và Estrogen, lớp chức năng của nội mạc tử cung phát triển rất dày, các tuyến dài ra và bắt đầu tiết dịch, động mạch xoắn lại
Cuối giai đoạn này, nồng độ Estrogen và Progesteron tăng cao gây ức chế tuyến yên bài tiết LH. Buồng trứng mất tác dụng của LH, hoàng thể teo lại không tiết Estrogen và Progesteron khiến nồng độ hai hormon nà giảm đột ngột. Kết quả là niêm mạc tử cung giữa lớp nền và lớp chức năng bị thoái hoá (2 ngày trước khi hành kinh)
Giai đoạn hành kinh
- Tuyến yên bài tiết FSH và LH rất ít
- Trên buồng trứng: hoàng thể thoái hoá hoàn toàn, hầu như không bài tiết progesteron và estrogen.
- Trên tử cung: Mất tác dụng của Estrogen và Progesteron làm lớp chức năng của nội mạc tử cung bị thoái hoá, động mạch xoắn thắt lại, niêm mạc tử cung không được nuôi dưỡng, gây hoại tử. Động mạch vỡ gây chảy máu, bong lớp niêm mạc đã hoại tử.
Kết thúc giai đoạn, niêm mạc tử cung chỉ còn lại lớp nền và phần bong chảy ra gây hiện tượng hành kinh. Ngày chảy máu đầu tiên là ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt, thời gian hành kinh trung bình từ 3-5 ngày.
Trên một người phụ nữ khoẻ mạnh, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài kéo dài từ 28 đến 35 ngày. Quá trình này diễn ra đều đặn, trừ trường hợp người phụ nữ có thai hoặc đến tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Tuy nhiên, do một lý do nào đó mà các nang trứng không thể tiết đủ lượng Estrogen và Progesteron làm trứng không rụng hoặc không đủ để ức chế FSH và LH, dẫn đến không có hiện tượng hành kinh, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, đau bụng kinh,… Những triệu chứng kể trên đều là dấu hiệu của việc rối loạn nội tiết tố, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần cũng như sức khoẻ sinh lý nữ.
Click vào link để được dược sĩ tư vấn về tình trạng rối loạn kinh nguyệt của bạn
Xem thêm:
- Sinh lý học tập II, Nhà xuất bản Y học