26
Nov
1.Vai trò và các thành phần của hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các yếu tố gây bệnh. Các yếu tố gây bệnh có thể là từ bên ngoài như các vi sinh vật, vi khuẩn, virut, nấm… hay từ chính bên trong cơ thể như các tế bào lạ, tế bào ung thư, các sản phẩm của quá trình chuyển hóa của cơ thể.
Để bảo vệ cơ thể, hệ miễn dịch đã phát triển và hình thành nên các lớp bảo vệ từ ngoài vào trong:
Ngoài là da và niêm mạc – đây là hàng rào cơ học của hệ miễn dịch, hàng rào đầu tiên để ngăn chặn các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài. Trên da và niêm mạc còn có sự cộng tác của các lợi khuẩn, giúp ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại. Các tuyến tiết trên da và niêm mạc tiết ra các dịch sinh học như nước mắt, nước mũi, dịch âm đạo,.. để khư chú và rửa trôi các tác nhân xâm nhập.
Bên trong, trụ cột của hệ miễn dịch là các tế bào bạch cầu gồm: Đại thực bào, Lympho B, Lympho T… Các tế bào này lưu hành khắp cơ thể thông qua các mạch máu, hệ bạch huyết. để nhanh chóng phát hiện ra bất kỳ một tác nhân lạ nào có khả năng gây nguy hiểm cho cơ thể, tiêu diệt và thu dọn ra ngoài cơ thể. Một số bộ phận có sự tập trung rất đông của tế bào bạch cầu như VA, Amidan, hệ tiêu hóa , vì đây là những nơi thường xuyên tiếp xúc với rất nhiều yếu tố lạ từ bên ngoài.
Xem thêm:
- Tăng cường sức đề kháng cơ thể nhờ chế phẩm sinh học cao Delta Immune
2.Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, dưới đây là một số yếu tố chính:
+Thực phẩm: các vi lượng, vitamin, muối khoáng tham gia hoạt động của hệ miễn dịch, nếu thực phẩm bổ sung thiếu các chất này sẽ dẫn đến suy yếu hệ miễn dịch.
+Hệ vi khuẩn đường ruột: Hơn 70% kháng thể của cơ thể được tạo ra nhờ lợi khuân đường ruột, vì vậy mà khi lợi khuẩn đường ruột suy giảm dẫn đến hệ miễn dịch cũng suy giảm theo.
Xem thêm:
+Thuốc: hai nhóm thuốc ảnh hưởng nhiều nhất đến hệ miễn dịch là chống viêm và kháng sinh. Nhóm thuốc chống viêm corticoid gây ức chế hệ miễn dịch, làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch. Nhóm kháng sinh không ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch, mà ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc làm suy giảm hệ vi sinh vật đường ruột. Nếu lạm dụng sử dụng kháng sinh khi chưa cần thiết, cũng cướp đi cơ hội được tập luyện của hệ miễn dịch, từ đó cũng làm cho hệ miễn dịch suy yếu.
+Tâm lý: tâm trạng căng thẳng, stress sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch vì khi đó năng lượng của cơ thể tập trung cho não bộ chống lại căng thẳng, stress.
+Di truyền: Một số bệnh của hệ miễn dịch như dị ứng, tự miễn có nguyên nhân do di truyền.
3.Các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch thường gặp phải
+Dị ứng
Nguyên nhân của bệnh dị ứng là do hệ miễn dịch quá nhạy cảm với các yếu tố thông thường được cho là lành tính, dẫn đến các phản ứng dị ứng gây phù nề, ngứa, nguy hiểm hơn có thể gây sốc.
Các yếu tố gây dị ứng thường gặp: bụi, nấm mốc, lông chó, mèo, phấn hoa.
Một số bệnh dị ứng thường gặp: viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng, hen phế quản, mề đay, viêm da cơ địa.
+Tự miễn
Nguyên nhân của bệnh tự miễn do yếu tố nào đó tác động, có thể do thuốc hoặc di truyền, khiến hệ miễn dịch nhận diện các cơ quan của cơ thể là lạ, dẫn đến tấn cống các cơ quan của chính cơ thể. Bệnh tự miễn đa phần gặp ở nữ giới.
Các bệnh tự miễn điển hình: Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp.
4.Các phương pháp tăng cường và điều hòa hệ miễn dịch.
Để có hệ miễn dịch khỏe mạnh, trước hết hãy bắt đầu từ bữa ăn, lựa chọn thực phẩm sạch đầy đủ cả về mặt năng lượng và vi lượng sẽ bổ sung cho hệ miễn dịch các chất cần thiết để hoạt động ổn định.
Trong thiên nhiên có rất nhiều dược liệu quý có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường và điều hòa miễn dịch như: Linh chi, Bạch Thược, Hoàng kỳ, Nhân sâm,.. Hiện nay các dược liệu này được bào chế thành dạng dễ dùng, có thể dễ dàng tìm thấy trong các thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Khoa học hiện đại cũng không ngừng tìm kiếm những cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Mới đây nhất là những nghiên cứu về lợi khuẩn đã phát hiện ra chuỗi Peptidoglycan – thành phần được chiết xuất từ vách của tế bào lợi khuẩn có tác dụng tăng cường miễn dịch rất mạnh, gấp bội lần so với dùng lợi khuẩn sống. Khi được đưa vào cơ thể thì các Peptidoglycan này đóng vai trò như hàng tỷ đơn vị kháng nguyên, kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động làm tăng số lượng bạch cầu, kích thích sản sinh các Cytokine, nhân tố hủy hoại khối u (TNF-a), các IL, IFN-g, các thành phần này lần lượt kiểm soát sự sản sinh ra tế bào ympho-T&B, Natural killer (NK) cũng như các thực bào trong các phản ứng miễn dịch. Các chuỗi Peptidoglycan này còn điều hòa hoạt tính của (TNF – alpha) và Interleukin để hoạt chất này không gây tổn thương cho cơ thể trong các bệnh viêm mạn tính, dị ứng, và bệnh tự miễn. Các chuỗi Peptidoglycan đã được đặt tên cho dễ nhận biết như: Delta Immune, Immunepath – IP, Immunepath Gamma, các chất này đã được ứng dụng đưa vào các sản phẩm bảo vệ sức khỏe như Genecel, Kidsmuen, giúp tăng cường và điều hòa miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe cho người bệnh, đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể.
Xem thêm:
Tài liệu tham khảo:
- Thực phẩm chức năng – Trần Đáng