21
Nov
Lợi khuẩn là những vi sinh vật có ích, sống trong đường ruột, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người, trong đó phải kể đến:
- Cải thiện và thiết lập cân bằng vi sinh đường ruột
Điều chỉnh thành phần của hệ vi sinh đường ruột, ức chế các vi khuẩn gây bệnh
Điều hòa trao đổi chất của vi khuẩn đường ruột, làm giảm pH của đường tiêu hóa, ức chế phát triển các vi khuẩn có hại, tăng hấp thu thức ăn và tăng dung nạp đường lactose.
- Tăng cường miễn dịch
Lợi khuẩn sản xuất ra các protein đặc hiệu có đặc tính như kháng thể chống lại các tác nhân vi khuẩn, tạo ra môi trường acid nhẹ, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Lợi khuẩn cũng kích thích tế bào lympho B tăng cường sản xuất kháng thể và Interferon, kích thích sản xuất tế bào lympho T, tế bào NK (Natural Kill) và kháng thể IgA.
Nhờ tác dụng tăng cường miễn dịch, lợi khuẩn có tác dụng hỗ trợ điều trị dị ứng, suy giảm miễn dịch, viêm nhiễm. Đồng thời, lợi khuẩn cũng hỗ trợ điều trị ung thư do:
- Khử độc bằng cách tiêu hóa Carcinogen (các chất có khả năng gây ung thư)
- Thay đổi môi trường ruột, giảm chuyển hóa của các vi sinh vật tạo ra chất gây ung thư
- Sản xuất ra các sản phẩm chuyển hóa (Butyrate) có tác dụng cải thiện quá trình ẩm bào, giúp ngăn ngừa và tiêu diệt các tế bào ung thư
- Sản sinh ra các chất ngăn cản tăng trưởng tế bào khối u
- Kích thích hệ thống miễn dịch, kháng lại sự phát triển của các tế bào ung thư.
- Ngoài ra, tác dụng chống táo bón, làm nhu động đại tràng mềm mại hơn cũng làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
- Tác dụng kháng khuẩn
Lợi khuẩn có tác dụng làm giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh thông qua cạnh tranh dinh dưỡng, tiết ra các chất ức chế cả vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), các acid hữu cơ, hydrogen peroxide, các acid béo chuỗi ngắn. Lợi khuẩn cũng cộng sinh với các tế bào nội mô ruột, giảm bài tiết kích thích, tăng tạo ra các phần tử phòng vệ như chất nhầy.
- Tăng khả năng hấp thu thức ăn của cơ thể
Lợi khuẩn phá vỡ các hydrocarbon, phân giải chúng thành các dưỡng chất cơ bản, tạo điều kiện cho dễ hấp thu, nhờ đó mà:
- Cải thiện tình trạng không dung nạp lactose do chúng sản sinh ra men lactase, tránh được đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy.
- Cải thiện tình trạng hấp thu các chất dinh dưỡng và chất khoáng.
- Tác dụng khử độc và đào thải độc tố
Lợi khuẩn xâm nhập vào lớp đáy chất thải bám trên thành ruột, gắn vào và đẩy chất thải, chất phân tích tụ ra khỏi thành ruột, thải ra ngoài theo phân. Do đó, có tác dụng làm sạch đường tiêu hóa.
- Tổng hợp nhiều men quan trọng
Lợi khuẩn tổng hợp nhiều men quan trọng và làm tăng hoạt lực các vitamin, đặc biệt là vitamin B, K, men lactase, acid béo chuỗi ngắn và canxi.
- Tác dụng khác
Ngoài các tác dụng trên, lợi khuẩn còn có tác dụng:
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh đường ruột
- Ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pyroly
- Giảm cholesterol, giảm nguy cơ bệnh tim mạch
- Giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
- Lợi khuẩn tổng hợp Lactoferin trong quá trình chuyển hóa, giúp cơ thể tăng hấp thu sắt bị thiếu hụt.
Như vậy, lợi khuẩn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Việc bổ sung lợi khuẩn vào dinh dưỡng hàng ngày giúp làm cải thiện đáng kể, không chỉ tình trạng rối loạn tiêu hóa, chán ăn mà còn giúp tăng cường miễn dịch cơ thể, giảm nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường, tim mạch,…
Tài liệu tham khảo
- Trần Đáng (2017), Thực phẩm chức năng, Nhà xuất bản Y học
- Trần Đáng (2017), Probiotic và sức khỏe, Nhà xuất bản Y học